-
- Newsletter
02/04/2025
1. Xem pháp lý
Pháp lý là vấn đề cực kỳ quan trọng trong giao dịch mua bán nhà đất, nó quyết định lớn đến giá trị của bất động sản. Vì vậy khi có ý định bán nhà người bán cần kiểm tra và nắm rõ pháp lý liên quan đến căn nhà của mình. Một số trường hợp pháp lý thường xảy ra mà người bán cần lưu ý:
+ Tài sản chưa có sổ: Trường hợp này người bán cần phải xem nguồn gốc đất của nhà mình, xem có khả năng làm được sổ hay không. Giá bán nhà chưa sổ sẽ rẻ hơn nhiều so với nhà có sổ.
+ Tài sản chưa làm thừa kế: Nếu tài sản chưa làm thừa kế thì người bán phải ra văn phòng công chứng để công chứng viên tư vấn thủ tục chuẩn bị hồ sơ làm thừa kế theo đúng quy định pháp luật thì mới giao dịch mua bán được anh chị nhé.
+ Tài sản nhiều người đồng sở hữu: Trường hợp này người bán phải gặp mặt tất cả những người đồng sở hữu để thống nhất việc mua bán tài sản, chỉ khi những người đồng sở hữu đồng thuận thì việc mua bán mới suôn sẻ.
+ Tài sản dính quy hoạch: Người bán cần kiểm tra thông tin quy hoạch qua các ứng dụng quy hoạch online hoặc hỏi thông tin tại các cơ quan công quyền như: địa chính phường, phòng tài nguyên môi trường quận, viện quy hoạch, sở kiến trúc & đô thị,… Nhờ nắm rõ thông tin quy hoạch người bán sẽ có phương án mua bán và định giá bán được tốt hơn.
2. Định giá bán
Người bán cần định hình giá bán sơ bộ tài sản để chào bán ra thị trường, nhờ đó giúp người mua xem được khả năng tài chính phù hợp để tiến hành tìm hiểu và giao dịch mua bán giữa 2 bên. Giá bán được tham khảo qua các thông tin của người môi giới, của những căn nhà xung quanh vừa bán gần đây, và thông tin thị trường bất động sản. Lưu ý khi đặt ra giá bán người bán nên dự trù một khoản nhỏ để gia lộc cho người mua may mắn và các khoản thuế phí khi giao dịch nhà đất theo quy định của pháp luật.
3. Lựa chọn đơn vị môi giới
Trường hợp khi người bán không thể tự mình tìm được khách mua hoặc có nhu cầu thúc đẩy việc giao dịch mua bán được nhanh chóng, thông thường người bán sẽ tìm đến các đơn vị môi giới bất động sản chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Việc lựa chọn đơn vị môi giới người bán lưu ý các điểm sau đây:
+ Uy tín của đơn vị môi giới: Đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu để người môi giới đích thực là đơn vị trung gian kết nối, hỗ trợ, tư vấn pháp lý một cách minh bạch, công tâm để giao dịch mua bán bất động sản diễn ra an toàn, đúng quy định pháp luật.
+ Kinh nghiệm, khả năng kết nối của đơn vị môi giới: giúp người bán sớm tìm được người mua nhanh nhất có thể.
+ Lựa chọn chất lượng, hơn số lượng: Việc giao bán cho một hai đơn vị môi giới uy tín sẽ giúp người bán kiểm soát được hiệu quả công việc và hạn chế được trùng lẫn tranh chấp khách mua không đáng có giữa các đơn vị môi giới với nhau.
4. Viết thông tin mô tả nhà đất
Người bán cần đưa ra một số thông tin cơ bản cần có về bất động sản để giúp người mua, người môi giới hình dung được tài sản, từ đó thúc đẩy giao dịch diễn ra thuận lợi hơn. Một số thông tin tham khảo:
+ Diện tích, số tầng, mặt tiền, giá bán
+ Vị trí, địa chỉ tài sản
+ Thiết kế căn nhà
+ Đặc điểm nổi bật của tài sản
5. Thúc đẩy bán hàng
Bán nhà là một việc quan trọng, người bán thường mong muốn mua bán nhanh chóng và an toàn. Vì vậy, việc thúc đẩy bán hàng là ra rất cần thiết khi người bán triển khai công bố thông tin bán nhà.
+ Liên lạc thường xuyên với đơn vị môi giới để cập nhật tình hình khách xem và phản hồi
+ Treo thưởng thêm cho người môi giới thành công
+ Giảm giá để tạo sự thu hút với khách mua
+ Quảng cáo thêm các kênh thông tin khác